Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Tuesday 3 July 2012


Inrasara
Ta đã từng nhân danh cái quen thuộc, cái đã biết để chèn ép cái chưa biết, cái xa lạ; ẩn náu trong lô cốt truyền thống để bắn phá các nỗ lực sáng tạo [có thể thành truyền thống ở thì tương lai]; ta đã từng núp dưới bóng đàn anh, bóng đại văn hào quá khứ mà rẻ rúng sự liều lĩnh khám phá cái mới của tuổi trẻ; dựa hơi tập thể để miệt thị cá tính sáng tạo đầy lạ biệt…
Khả năng nhận diện và tâm thế đón nhận cái mới ít liên quan đến thế hệ. Dù thế hệ mới nhờ ưu thế tuổi tác, dễ làm quen với cái mới, cái xa lạ. Dễ làm quen thôi, chứ chưa chắc đã chấp nhận, nhất là với cái mới trong văn chương. Sự thể cả bốn thế hệ người viết nhận định về thơ tân hình thức và sáng tác hậu hiện đại giai đoạn qua, là minh chứng. Không phải dị ứng cụ thể, mà ở thái độ rất chung chung. Như là cách ứng xử với cái mới, cái xa lạ.
Nỗ lực làm ra cái mới cũng ít liên quan đến tuổi tác. Cho dù tâm lí tuổi trẻ là ưa tò mò khai phá, thích thử nghiệm, nhưng tuổi trẻ nơi chốn nào khác thì có thể, riêng tuổi trẻ Việt Namtrong khí hậu văn học hiện tại thì rất đáng xem lại. Mãi đến hôm nay, trong ba “loại” nhà thơ: người làm thơ ở câu lạc bộ, nhà thơ dòng tiếp hiện và nhà thơ sáng tạo, khu vực nào người trẻ cũng có mặt đầy.
Vậy, cái mới ở đâu? – Cái mới được khai mở ở tâm thức kẻ sáng tạo, được nuôi dưỡng bởi giáo dục và truyền thông, cuối cùng – phát triển lớn mạnh nơi cộng đồng tiếp nhận.
Tuy thế, khác với Tây phương, truyền thống văn học Việt Nam ít chuộng sự thay đổi. Thay đổi nếu có, luôn là hệ quả của/ từ biến động của thời cuộc, chứ rất hiếm ở tự thân vận động của văn nghệ sĩ. Kẻ sáng tạo thực sự yêu chuộng và đam mê cái mới.
Thành công với lối vẽ ấn tượng thời kì đầu, đến năm 1877, Paul Cézanne đột ngột rời bỏ ấn tượng, thách thức chính không gian của các nhà ấn tượng. Pablo Picasso luôn vượt bỏ mình, đi từ hệ mĩ học này sang hệ mĩ học khác. Sự nghiệp và ảnh hưởng lên phong trào mĩ thuật thế giới thế kỉ XX của hai họa sĩ này thì miễn bàn. Nỗ lực của kẻ sáng tạo, dù phải chịu mấy ngáng trở từ lực lượng bảo thủ – ở đâu cũng vậy – riêng ở Tây phương, luôn có sẵn bộ phận không nhỏ người tiếp nhận chấp nhận, tìm hiểu và lí giải chúng.
Ở Việt Namthì cái mới mang bản lí lịch hoàn toàn khác.
Cách mạng Thơ Mới là hệ quả của nền giáo dục chế độ thực dân Pháp. Cả người sáng tác lẫn người đọc đều trải nghiệm hệ mĩ học văn chương từ nền giáo dục kia. Thơ Hiện thực xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc là con đẻ của chế độ xã hội chủ nghĩa. Tác phẩm ra đời, cơ chế giáo dục và truyền thông ưu ái tối đa, nên việc đại đa số độc giả “hiểu” và ủng hộ nó là chuyện miễn bàn. Còn thơ Đổi mới ăn theo đất nước [thời] mở cửa đổi mới, từ đó được người đọc chấp nhận. Vân vân…
Nhưng, cái mới là gì? – Là cái không biết. Biết, nếu có – thì khá mù mờ. Đã biết cái mới thế nào rồi “sáng tạo”, thì nó hết là cái mới. André Gide: “Sự độc đáo đích thực nhất là sự độc đáo không tự biết mình”. Mai Thảo những năm 50 của thế kỉ trước, khi hô hào đổi mới cũng đã rất mơ hồ, chỉ biết rằng cần rũ bỏ cái cũ của Thơ Mới và văn xuôi Tự lực Văn đoàn.
Vậy, cái mới đồng nghĩa với cái xa lạ. Đã lạ thì chưa thể biết đúng hay sai, tiến bộ hay lạc hậu. Mà trước hết và trên hết – nó phải là cái lạ. Lạ và khác cái đã từng hiện hữu trước đó. Cái lạ luôn mang trong mình khía cạnh tối nghĩa của nó. Theo John S. Dacey and Kathleen H. Lennon (1998), mười yếu tố quyết định đối với tiến trình sáng tạo, thái độ “chấp nhận tối nghĩa” (tolerance of ambiquity) được cho là đức tính quan trọng nhất.
Hỏi ta đã sẵn sàng cho sự thể kia chưa? – Hoàn toàn chưa. Giai đoạn qua, không ít người thuộc thế hệ khác nhau thử liều lĩnh bước ra khỏi quỹ đạo cái quen thuộc, đi tìm cái khác lạ, cái độc đáo, đều đã phải chịu chung số phận.
Nhẹ thì bị xem thường, như các cụ đồ xem thường cánh Thơ Mới; hay dè bỉu, như Xuân Diệu từng dè bỉu “thơ điên” Hàn Mặc Tử; hoặc bất công – như Nguyễn Hiến Lê đã nhận định về nhóm Sáng Tạo. Nặng hơn là bị hất hủi và cuối cùng, là bị khai tử vĩnh viễn.
Cơ chế giáo dục tiến bộ là chuẩn bị cho thế hệ tương lai biết và sẵn sàng đón nhận cái lạ khả thể. Độc giả [cả độc giả chuyên nghiệp là nhà phê bình] cần học chấp nhận cái lạ cụ thể, khi nó ra đời. Vô ích – cái mới va chạm với cái cũ. Cái cũ không cần xô đổ, cũng bị rớt lại. Thơ tiền-Thơ Mới khi Thơ Mới khai sinh là rất điển hình. Cần có nhiều cái mới xuất hiện, tạo điều kiện cho chúng đấu tranh lành mạnh và sòng phẳng với nhau. Chỉ khi đó, văn đàn mới sôi động trong sự sáng tạo đúng nghĩa.
Ta đã từng nhân danh cái quen thuộc, cái đã biết để chèn ép cái chưa biết, cái xa lạ; ẩn náu trong lô cốt truyền thống để bắn phá các nỗ lực sáng tạo [có thể thành truyền thống ở thì tương lai]; ta đã từng núp dưới bóng đàn anh, bóng đại văn hào quá khứ mà rẻ rúng sự liều lĩnh khám phá cái mới của tuổi trẻ; dựa hơi tập thể để miệt thị cá tính sáng tạo đầy lạ biệt…
Chỉ khi nào ta từ bỏ mọi nỗi ấy, cái mới mới có cơ may nảy nở và lớn dậy. Còn không thì mấy “tiếp thu tinh hoa thế giới” hay “sáng tạo trên nền tảng tiếp nhận truyền thống” chỉ thuần là khẩu hiệu trống rỗng, vô nghĩa.
Nguồn: Tia Sáng

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts