Kênh Tên Miền chuyên cung cấp tên miền đẹp, giá rẻ! Hãy liên hệ kỹ thuật: 0914205579 - Kinh doanh: 0912191357 để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí, Cảm ơn quý khách đã ủng hộ trong thời gian qua!
kiem tien, kiem tien online, kiem tien truc tuyen, kiem tien tren mang
Thursday 9 August 2012

Gió thổi tung rác rưởi, cùng những chiếc túi bóng bẩn tản ra tứ phía. Mưa sầm sập đều đều như tiếng mõ cầu kinh. Túp lều rách cạnh bãi thao ma ven ngoại ô thành phố dột tứ tung, mấy cái chậu nhựa xanh, đỏ cáu bẩn lõng bõng nước. Căn lều trống tuềnh toàng tê tái bởi mùi hôi thối phả ra từ bãi rác to sụ cạnh bãi thao ma. Mấy ngày rồi, lão Tằng chẳng thò mặt ra đến cửa. Lão già héo quắt như củ cải khô đắp manh chiếu rách nằm trên tấm phản rên hừ hừ. Gương mặt lão hốc hác phờ phạc như bóng ma bởi những cơn rên khi mạnh, khi yếu. “Mình đến cõi chết rồi, mình cũng đã bước một chân sang cửa tử rồi, chỉ hiềm một nỗi trong lòng còn vương vấn chút tình riêng chưa nhắm mắt nổi”. Lão trộm nghĩ, hai hốc mắt khô khốc, bởi giọt những giọt nước mắt đùng đục đã chảy ngược vào tim. Lão kéo tấm chăn mỏng rách mép và cáu bẩn trùm kín mặt, rên rỉ. “Mình chết mất…”.
- May quá, hôm nay cháu xin gần một xoong cháo.
Tay bưng nồi cháo, thằng Tèo đội cái nón mê cười híp mí. Đặt cái nồi méo lên ghế đẩu, nó vừa múc cháo trắng ra tô, vừa hí hủm mừng thầm trước sự phát tài của một ngày mưa. Thằng bé ngồi lên mép phản nói khẽ:
- Cháu súc cháo ông ăn nhé.
Lão im lặng, không nghe thấy tiếng rên hừ hừ quen thuộc, thằng Tèo cuống lên:
- Ông ơi, ông còn sống không thế?…
Thằng bé cuống quýt lay lay tấm thân chỉ còn da bọc xương. Mãi lão mới khó nhọc mở cặp mắt mờ đục thều thào:
- Mày ăn đi.
- Mưa suốt buổi sáng, bà Trâm ế hàng, cháu xin được nguyên một xoong cháo. Hôm nay cháu cũng có phần, cả con miu cũng có phần. Ông ăn nhiều còn sống với cháu. Ông đừng chết, cháu sợ lắm…
Thằng Tèo nghẹn lời, nó chậm rãi bón từng thìa cháo nhỏ vào miệng lão già đang thoi thóp thở. Cháo dễ nuốt, mà mấy lần lão nghèn nghẹn nơi cổ họng. “Tội nghiệp thằng bé, nó còn nhỏ quá”, bụng lão than thầm. Mới ăn được non nửa tô cháo lão đã kêu chán. Thằng Tèo dỗ thế nào lão cũng chẳng thiết ăn nữa, quay mặt vào tường lão rên hừ, hừ.
Thằng Tèo lăng xăng bưng tô cháo lại cho com miu già. Đặt tô cháo vào miệng con mèo già, thằng tèo lẩm bẩm:
- Phần của mày đây.
Con mèo già bị ghẻ, bộ lông vàng xin xỉn rụng tơi tả trơ ra những mảng thịt đỏ, thành thử ra khắp nhà đặc lông mèo. Con mèo già uể oải đứng dậy ngửi ngửi, nó chậm chạp liếm láp một vòng quanh tô cháo. Con miu già đến nỗi đêm đến lũ chuột cống hôi hám lúc nhúc lô đùa trước mặt, nó cũng chẳng buồn bắt. Nó quá già để chơi trò đuổi nhau với đám chuột cống, nó quá già để thích ăn thịt chuột. Cả ngày con mèo chỉ nằm trong xó nhà, nó cũng ốm yếu chờ chết như ông chủ.
Túp lều hẳn sẽ tuyềnh toàng u ám, chẳng khác cái nghĩa địa ngòai kia là bao nếu thiếu đi cảnh thằng Tèo ngồi dạng cẳng trên cái bao tải nhoay nhoáy xúc cháo ăn. Thi thoảng một giọt nước từ mái tóc heo vàng khát nắng tong tỏng nhỏ xuống tô cháo. Chén hết tô cháo bự thằng Tèo no căng bụng, nó liếm mép khen ngon.
                                                    
                                                           ********
Sở dĩ hồi thằng Tèo chưa xuất hiện, lão phải sống thui thủi một mình vì lão chẳng có bà con thân thích, lại càng không có lấy một người bạn. Túp lều lão đang ở, trước kia là nơi tá túc của một thằng nghiện, chẳng may thằng này bị ết chết. Mấy kẻ lang thang và cả lão ăn mày lẩn thẩn suốt ngày hát “hoan hô các cụ trồng cây, mười cây chết chín còn một cây gật gù…” đều hãi, chẳng ai buồn đến ở cái túp lều tòan mùi tạp uế với những vết máu khô và kim tiêm. Chỉ mình lão dám gắn bó với túp lều này.
Thằng tèo nghỉ việc bán xổ số ở nhà chăm lão. Lão Tằng không dạy được như trước nữa, lão cứ ho suốt thôi. Mỗi bận đi đổ bô thấy có cả máu tươi, thằng Tèo lại khóc. Nó hoảng loạn và run sợ khi nghĩ đến cảnh lão Tằng ngủ mãi, ngủ mãi không bao giờ dậy nữa. Hình ảnh đó luôn khiến thằng Tèo nhớ đến cảnh mẹ nó chết tức tưởi dưỡi lưỡi dao oan nghiệp, đến hình hài lở loét tòan xương với da của bố nó trong chiếc quan tài gỗ. Mới mười tuổi mà trên đầu thằng Tèo đã hai lần thắt vành khăn tang trắng.
Lúc lau người cho lão Tằng, thằng Tèo thấy gây tay. Lão gầy như một bộ xương khô. Nó phàn nàn:
- Ông chả chịu ăn gì, gầy quá đi, kiểu này ông phải đi bệnh viện thôi.
- Không ai chữa được bệnh già. – Lão thở hắt ra.
Thằng Tèo nghĩ mông lung; “dù sao cũng phải cho ông đi viện một lần nhưng đi viện thì phải có tiền”. Quyết định vậy nên thằng Tèo lấy chiếc hộp sắt đã gỉ nó vẫn giấu dưới gầm phản ra. Nó lấy giẻ lau qua lớp bụi bẩn bám bên ngòai, thằng Tèo cẩn thận mở lắp hộp. Nó dùng con dao bào nhỏ rạch một đường dài lên lưng con lợn nhựa. Những tờ bạc nhầu nhĩ xổ xuống, thằng Tèo ngồi vuốt lại cho thật phẳng phiu….“Năm trăm ngàn, chẳng biết có đi bệnh viện được không, nghe người ta nói đi bệnh viện tốn tiền lắm”. Thằng Tèo lẩm bẩm một mình.
Nó bí mật ra khỏi nhà lúc lão Tằng vừa thiếp đi sau cơn đau xé gan, xé ruột. Thằng Tèo bắt xe buýt đến bệnh viện Bạch Mai. Nó lượn lờ một vòng quanh bệnh viện, rồi quyết định đứng phục trước cửa một phòng khám. Ông bác sĩ già vô tình đi ngang qua thấy thằng bé ăn mặc nhếch nhắc đứng đăm chiêu trước cửa phòng khám thì hỏi:
- Cháu đợi ai à?
Thằng Tèo chăm chú nhìn gương mặt phúc hậu của ông bác sĩ. (Theo kinh nghiệm của nó, những người có gương mặt đầy đặn thường rất dễ tính).
- Cháu muốn bán máu. – Thằng Tèo mạnh dạn nói với ý nghĩ biết đâu ông ấy lại có thể giúp mình.
- Về nhà đi cháu, đây là bệnh viện, không phải chỗ cho trẻ con chơi. – Ông bác sĩ cười hiền từ.
- Cháu cần tiền, bác làm ơn cho cháu bán máu. – Thằng Tèo khẩn khoản.
- Cần tiền cháu cũng không được bán máu vì cháu còn quá nhỏ. – Ông bác sĩ ôn tồn giải thích.
- Cháu không phải trẻ con. Cháu mười tuổi rồi, trẻ con thì không biết kiếm tiền. Bác sĩ cứ cho cháu bán máu. – Thằng Tèo lý sự.
- Thôi nào cậu bé, mười tám tuổi cháu mới được pháp luật công nhận là người lớn. – Ông bác sĩ xoa đầu nó.
- Nếu ông cháu muốn đi bệnh viện thì mất tầm bao nhiêu tiền? – Thằng Tèo thăm dò.
- Tùy từng bệnh.
- Bệnh nặng chẳng hạn?
- Cỡ vài triệu là ít chú bé ạ.
Ông bác sĩ quay trở lại phòng khám.
Thằng Tèo lẩm bẩm. “Những vài triệu cơ à?...” tai nó ù đi. Nó chạy vút về nhà như một cơn gió. Vừa bước chân vào túp lều rách thằng Tèo hổn hển:
- Ô…Ôn…Ông còn sống không thế?
- Tao không sống nổi nữa. – Lão rên rẩm.
- Ông có vài triệu không?
- Để làm gì?
- Cho cháu vay.
- Mày thì cần gì đến tiền.
- Cháu sẽ đưa ông đi bệnh viện.
- Bác sĩ không chữa được bệnh của tao. Không ai chữa được bệnh yêu. – Mắt lão chợt bừng lên một tia nhìn mơ màng xa xăm.
- Bệnh yêu là bệnh gì mà bác sĩ không chữa được hả ông?
- Bệnh của người lớn ấy mà. Bao giờ lớn mày khắc hiểu.

Căn lều đêm lộng gió thằng Tèo vẫn thao thức bởi những tiếng rên khó nhọc của lão. Trên manh chiếu nhỏ trải dưới nền đất, thằng Tèo nhìn chòng chọc vào khoảng không vô định. Nó đưa mắt nhìn lên tấm phản. Dưới ánh trăng nhợt nhạt thằng Tèo nhìn thấy những tia sáng màu vàng li ti phát ra từ bàn tay xương xẩu. Thằng Tèo ngồi bật dậy. Nó hỏi;
- Cái gì trong tay ông thế?
- Tình yêu!
Thằng Tèo trong đèn. Nó dụi mắt rồi kinh ngạc thốt lên:
- Vàng!
Lão Tằng mâm mê cục vàng hình trái tim có khắc hai chữ cái L và N lồng vào nhau với chiếc khăn tay con gái màu hồng.
- Ôi, sao ông không bán đi lấy tiền chữa bệnh có phải hơn không? - Thằng Tèo thắc mắc.
- Có ai lại đi bán tình yêu bao giờ.
Lão cười móm mém, nụ cười yếu ớt, dù có phần héo hắt hiếm hoi của kẻ sắp chết cũng khiến gương mặt lão như trẻ ra. Lão đã hơn tám mươi tuổi rồi, đã nếm đủ những dư vị ngọt bùi, đắng cay của cuộc đời rồi. Đã đến hồi mãn hạn ở trọ chốn trần gian, càng cận kề cái chết, lão càng hay ngẫm ngợi về quá khứ. Lão bỗng thèm được sám hối, lão không muốn mang theo nỗi sầu muộn và tội lỗi xuống mồ. Lão gọi thằng Tèo lại gần rồi thủng thẳng nói: - Hồi trước tao là kẻ bất lương, là thằng ăn cắp. 
Thằng Tèo ôm con mèo già vào lòng. Thi thoảng lão Tằng khoe với nó: “Hồi trước tao khá lắm chứ, tao có nhà có xe hơi đoàng hoàng…” Thằng Tèo ngán ngẩm bảo: “Ông nói phét. Nếu trước kia giầu có sao bây giờ ông phải sống trong túp lều khốn khổ này. Ai mà thèm tin những cậu chuyện bịa của ông cơ chứ?”. Lão Tằng chỉ thở dài, đưa mắt nhìn xa xăm nghe lòng tê tái. Nó không tin lão già luộm thuộm, rách rưới từng là người khá giả. Ai mà tin nổi kia chứ, lão già cụt một chân, không nghề ngỗng, làm gì ra tiền mà giàu có. Từ lúc thấy cục vàng, lại nghe lão thú nhận: “Hồi trước tao là kẻ bất lương, là thằng ăn cắp”.  Thằng Tèo trộm nghĩ: “Có lẽ ngày trước ông Tằng giàu thật”.  Thằng Tèo háo hức:
- Ông kể chuyện ngày xưa cho cháu nghe đi.

                                                                      ********

Mặt đỏ bừng như gà trọi, miệng giặt mùi rượu hắn vừa đi vừa văng tục: “Đ. con mẹ thằng Tùng. Mày không giả bố mày tiền bố mày giết chết…” Tùng mà hắn chửi là đầu mối tiêu thụ những món đồ do hắn cướp bóc mà có được. Hai thằng đàn em tóc tai lớm chởm, cánh tay săm trổ rồng phượng co rúm người lại chỉ biết lẽo đẽo theo sau đại ca chờ sai bảo. Hắn xồng xộc xông vào quán bia ôm. Tất thẩy mọi người đều hoảng sợ, hắn gắt bọn đàn lũ đàn em:
- Mở cửa buồng 21.
Cửa buồng chưa kịp mở hết, hắn đã nhảy xổ vào túm cổ áo gã đàn ông mặt rỗ, “mắt nổ mắt xịt”.
- Đ. con mẹ mày. Mày định ăn không của bố mày à.
- Đại ca thư thư…cho em vài bữa. Bữa nay em kẹt quá. Hàng anh gửi em đã bán được đâu. Chẳng may thằng em gặp vận xui mắc mớ với bọn hải quan nên chậm chễ của anh tí thôi mà. Nếu đại ca không muốn làm ăn với em thì thôi vậy.
- Thôi này…gặp vận xui cái con mẹ mày. Mày bán được hàng hay không thì kệ cha mày. Đã nhận hàng thì phả trả tiền cho ông mày nghe chưa con…
Hắn chửi xối xả, gã đàn ông kia chưa kịp bật lại, hắn đã rút con dao giắt trong cặp quần xỉa mấy nhát lên bàn. Trong cơn khiếp đảm gã đàn ông kia chắp tay vái lia lịa: - Đại ca tha cho em…
- Bố mày phải xin mày tí tiết để lần sau mày chớ có lôi thôi với thằng Tằng lưu manh.
Hắn định dùng dao cắt tai gã kia nhưng tên đàn em hắn găn lại:
- Đại ca tha cho nó.
- Đã làm cái thằng lưu manh vô lương còn học đòi nhân nghĩa lỗi gì. Tha cho nó thì mất mặt đại ca mày quá – Hắn hậm hực
Có thể hắn sẽ trở thành kẻ sát nhân cuồng lộ nếu thằng đàn em môi thâm không nghĩ ra trò chừng phạt mới.
- Hay là thay vì chừng phạt nó, đại ca chừng phạt con người yêu nó đi.
Hắn nhìn cô gái ăn mặc hở hang sợ hãi đứng nép vào góc tường, bực dọc nói:
- Người yêu con mẹ gì. Con này là gái nhà hàng, ông không thèm.
Thấy đại ca cáu giận vô cớ thằng đàn em kia chữa cháy:
- Gái nhà hàng cũng là đàn bà. Cũng là người của thằng Tùng. Thằng này chung tình vào nhà hàng cũng chỉ chọn mỗi em Nga. Đại ca dùng của nó chắc nó sẽ đau hơn hoạn.
Nghe đàn em dỗ vậy hắn cũng xuôi tai. Nói là làm, hắn bắt hai tên đàn em khóa tay, khóa chân gã kia lại để xem hắn trổ tài hành sự với em Nga.
Xong việc hắn khệnh khạng ra khỏi căn phòng bừa phứa đồ ăn với rượu ngoại. Tay chủ quán thấy hắn chẳng đả động gì đến chuyện tiền long thì nhắc khéo:
- Đại ca cho em xin ít vốn làm ăn.
- Đồ chó chết, không biết ông mày là ai à? – Vừa nói hắn vừa trả cho tay chủ quán mấy cú đấm vào mặt.
Sau vụ ra oai ghê tớm đó gã chủ quán kiềng mặt hắn ra. Giới giang hồ gồm những kẻ lưu manh bảo hắn có cái đầu lạnh của những kẻ máu lạnh, bảo hắn là lưu manh của những tên lưu manh. Ai cũng ngại cái sự bất lương vô nhân tính luôn thường trực trong đôi mắt đỏ ngầu và con dao trong cạp quần hắn.
Thời kỳ đầu mỗi bận nhìn thấy bóng mình trong cái bể cá ngòai phòng khách, hắn còn láng máng nhớ một cái gì đó xa xôi của quá khứ. Hắn không hiểu vì sao mỗi lần nhìn thấy gương mặt mình trong bể nước, hay trong gương, hắn đều cảm thấy một nỗi buồn buồn, dù rất mỏng manh và mờ nhạt. Không bao giờ hắn lý giải nổi tại sao hắn lại thấy buồn buồn mỗi khi nhìn thấy cái mặt dầy dầy, bì bì của mình. Hắn định khi nào rảnh hắn sẽ soi thật kỹ mình trong gương. Soi kỹ đến từng lỗ chân lông, từng sợi tóc, từng cái sẹo nhỏ xem tại sao khi nhìn thấy mình hắn lại thoáng buồn. Nhưng cuộc đời của một thằng kẻ cắp ham vui và đa tình thì có lúc nào rảnh đâu. Hắn bận rộn với những kế hoạch cướp bóc, những cuộc nhậu trong nhà hàng khách sạn kéo dài hàng giờ đồng hồ. Và những chuyến đi chơi vài ngày ở Đà Lạt, Cát Bà, Đồ Sơn, Bãi cháy…với những cô gái hám tiền nhưng rất khéo trong khỏan kích thích đàn ông.
Dần dà hắn quên bẵng chuyện hắn có một nỗi buồn, cần đặt dưới kính hiểm vi mổ sẻ cho rõ ngọn ngành. Nước từ vòi hoa sen xối vào người hắn mát lạnh. Lúc người hắn vô tình chạm phải gương mặt mình trong gương, gương mặt dầy dầy bì bì với những vết sẹo nhỏ cùng đôi mắt u ám màu nước sông Lại Hà chốn âm ty. Trong giây lát gương mặt tím tái của hắn chuyển sang trắng bệch. Hắn đích thị là một con quái thú vô lương. Hắn đi nhanh ra khỏi nhà tắm. Ngay cả chiếc gương cũng bảo hắn là con quái thú. Ngày hôm sau hắn cho người gỡ bỏ những chiếc gương trong phòng. Để không phải đối diện với con quái thú hắn chẳng bao giờ soi gương nữa. Cho đến một hôm….
Hắn nổi hứng đánh ô tô vào phòng trà trên phố Tràng Thi nghe nhạc. Hắn ăn vận khá chỉnh tề nhưng mái tóc thì hơi bù xù, đôi mắt tăm tối, gương mặt có phần mệt mỏi và tái tái. Đối với hắn nhạc nhẽo là cái gì đó xa xỉ không cần thiết cho cuộc đời. Âm nhạc chỉ giúp người ta mua vui chốc lát, trong khi cuộc sống cần những thứ thiết thực như cơm, áo gạo tiền…
Hắn đang lim dim nhâm nhi ly cà fe thì một giọng hát trong trẻo, da diết lọt vào tai hắn.
Một sáng sớm, trở về quê hương
Về trong câu hát âm vâng đất trời
Ru hỡi ru, cho ta ngọt bùi, ấm áp ân tình xa xôi
Một con kếnh xanh, một bờ ao xanh
….
Một nỗi buồn rất đỗi mong manh thường xuất hiện khi hắn soi gương biến mất lâu nay ùa về. Hắn sực nhớ hắn có một nỗi buồn. Hắn ngước mắt về phía sân khấu. Toàn thân hắn bỗng như hóa đá. Trên sân khấu là nàng ca sĩ có vẻ đẹp tươi sáng u buồn, nàng trong suốt như gương khiến hắn nhìn rõ khuôn mặt mình. Giọng hát buồn buồn của nàng chẳng khác nào chiếc kính hiển vi cứ phóng to, phóng to mãi nỗi buồn trong lòng hắn lên. To đến mức hắn giật mình nhận ra trái tim hắn đang thổn thức những nhịp đập con người. Nàng đã khơi dậy cả một vùng ký ức bị lãng quên trong tâm hồn thằng lưu manh chưa từng biết yêu người con gái nào, và luôn căm ghét cuộc sống gia đình. Đàn bà đối với hắn chỉ là thứ trò chơi thỏa mãn nhục cảm thú tính. Nàng thì khác, nàng khiến hắn nhìn thấy rõ nỗi buồn nhỏ xíu như hạt cát, bị vùi sâu dưới lớp đá sỏi vô lương. Nàng khiến hắn bần thần nhớ về cái quá khứ tưởng như đã chết từ lâu trong lòng hắn…
                                                          
                                                                       ***********
                                                                                        
Hắn là đứa trẻ bị bỏ rơi ngòai bờ giếng vào một ngày cuối đông. Lúc Tâm hủi đen về hắn là đứa trẻ mới sinh quấn trong chiếc áo bông, mặt mày tím tái suýt chết vì lạnh, đặt trong cái rổ tre với bọc tã và vài bộ quần áo cũ. Chị ta vội chất rạ vào bếp sưởi cho thằng bé. Tâm hủi tìm thấy bức thư đẫm nước mất cầu xin người qua đường nuôi dùm thằng bé, mẹ nó nhét dưới bọc tã. Tâm hủi trộm nghĩ: “lại thêm một cô dại khờ, lại thêm một đứa trẻ bất hạnh”. Ừ, nuôi thì nuôi chị ta ngán gì. Đằng nào cũng cô đơn sẵn rồi có thêm thằng bé càng vui. Chẳng phải vô cớ mà người ta gọi chị là Tâm hủi hay con hủi: Cả làng Xâm khố ai cũng sợ giây với Tâm hủi. Nhà tâm có mả hủi từ đời ông bà, đến đời chị cả thảy ba đời đều mắch bệnh hủi, thứ bệnh khiến dung mạo con người trở nên gớm giếc và đau đớn. Thủa ấy mắc bệnh hủi đồng nghĩa với việc không được xem là người. Người làng xa lánh Tâm, không ai đủ cam đảm chơi với Tâm nói chi đến chuyện lứa đôi. Sẵn tính thương người Tâm hủi nhận thằng bé làm con nuôi, mà cái cảm giác tự dưng có con được làm mẹ cũng hay hay. Của đáng tội thằng bé biết phận mình hẩm hiu nên mẹ Tâm cho gì ăn lấy, hiếm khi quấy khóc và cũng không bỏ bữa bao giờ. Tâm hủi không có sữa, may mà nhà có con lợn sề mới đẻ đàn lợn con. Sáng sáng Tâm đều sắn quần quá gối nhảy vào truồng vừa gãi lưng nịnh con lợn vừa vắt sữa vào cái nồi. Bỏ thêm chút đường vào nồi Tâm đun sôi rồi cho thằng bé uống. Tâm mát tay, thằng bé lớn như thổi, thông minh và lanh lợi. Cũng như con mẹ hủi của nó thằng bé bị nhóm bạn khinh bỉ. Chẳng đứa nào muốn chơi với con của người đàn bà hủi. Trong lớp học, cô giáo xếp cho nó ngồi một mình trong góc lớp. Những giờ ra chơi nó chỉ biết ngồi dưới gốc bàng dõi theo chúng bạn. (Bọn trẻ con được người lớn dậy chớ chơi với mẹ con nhà hủi). Có bận thằng bé nhặt được câu bút của đứa bạn bàn trên. Nó bèn đem trả cây bút cho bạn với nụ cười làm quen. Thằng bé hy vọng hành động “nghĩa hiệp” của nó sẽ khiến thằng bạn mủi lòng. Thằng kia khinh khỉnh nhổ nước bọt vào mặt nó rồi lém cây bút xuống ao. “Cảm ơn cái lòng thơm dạ thối của mày, tao không dùng cây bút thằng hủi cầm vào”. (Nó sợ lây bệnh hủi). Thằng bé cay mũi nó liền nhẩy xổ vào đấm túi bụi làm thằng bạn chảy máu mũi. Khốn thay thằng bạn nó lại là con một thầy giáo, nên nó bị đuổi học. Tâm hủi đến gặp ông hiệu trưởng khóc lóc van xin kiểu gì cũng vô ích. (Bọn hủi học làm gì, người ta có xem họ là người đâu mà phải học).
Từ ngày có thằng bé nhà Tâm bớt hiu quạnh, thằng bé đem theo cả những tia nắng ấm áp làm bừng sáng căn nhà buồn tẻ.

Tằng mười sáu tuổi. Một hôm con mẹ hủi có khách. Người đàn bà ăn mặc sạch sẽ vừa tươm tất xưng mẹ với Tằng. Chỉ ta trình bầy hoàn cảnh với Tâm. Chị ta còn tỏ ra ăn năn vì hồi đó nghèo khó, lại chửa hoang mới đang tâm bỏ rơi thằng bé mình dứt ruột đẻ ra. (Chả nhẽ cứ chửa hoang là có quyền vứt bỏ con mình sao?). Nay gia cảnh khấm khá chị ta muốn đen Tằng về nuôi. Tâm hủi bỗng nghe lòng quặn đau, ruột gan chị như bị ai xé rách. Gương mặt bị hủi ăn trơ thịt, đôi bàn tay bị hủi ăn vào tận xương như sắp tóe máu, đầu óc chị quay cuồng. Ôi, người ta sắp đem con của chị đi. Sao ông trời lỡ lòng nào lấy đi chỗ dựa cuối cùng của con hủi. Rồi chị sực nhớ ra. À, phải rồi: “Tằng đâu phải con mình đẻ ra, người ta cho mình nuôn ngày nào thì mình được nuôi ngày ấy…” Dẫu sao chị cũng chỉ là con hủi, là con của một người đàn hủi thằng bé làm gì có tương lai.
- Thằng Tằng vốn là con chị. Chị đem nó đi đâu là quyền của chị.
Tâm đáp nhẹ bẫng mà lòng như hóa đá. Đứng nép sau cánh cửa, Tằng nghe lỏm được cuộc nói chuyện giữa mẹ Tâm với người đàn bà lạ. Nói chối đây đẩy, nó không thèm nhận người đàn bà đó làm mẹ. (Mẹ thì phải nuôi con chớ?). Chị ta nuớc mắt vòng quanh quỳ gối xin nó tha thứ, rồi luôn miệng thúc:
- Gọi mẹ đi con. Mẹ là mẹ đẻ ra con đây. Gọi mẹ đi con…
 Thằng bé bấu chặt vào cánh cửa, Tâm lôi mãi không được. Tâm đành tiễn người đàn bà lạ ra cổng. Chỉ thì thầm vào tai người đàn bà đó điều gì không rõ chỉ biết, một lát sau người đàn bà móc từ trong túi ra đưa cho chị một xấp tiền.
Đêm đó, Tâm ôm thằng bé vào lòng. Chị ôm chặt, thặt chặt cho bõ cái lần cuối chị được ôm thằng bé vào lòng. Vuốt mãi tóc đẫm mồ hôi trên đầu thằng bé Tâm khẽ khàng:
- Sao con không nhận mẹ?
- Cô đó đâu phải mẹ con. Mẹ Tằng tên Tâm cơ. – Tằng ôm cổ Tâm thủ thỉ.
Trời tháng năm oi bức đến độ cây cỏ cũng phàn nàn, còn chiếc phản hai mẹ con Tâm nằm mồ hôi ướt đầm. Sao lòng Tâm thấy mát rượi, mát tê cả người. Tâm hôn lên trán thằng bé.
- Mẹ không phải mẹ đẻ ra con. Mẹ Cúc mới là người đẻ ra con. Sống với mẹ Cúc con sẽ có tương lai. Còn mẹ nghèo quá không thể nuôi con ăn học đến nơi đến chốn được….
- Khổ mấy, cực mấy con cũng chịu được. Miễn mẹ đừng bỏ con…
Tằng không có bạn, cả ngày nó cứ quanh quẩn bên mẹ như hình với bóng. Tâm cũng từng hứng cho nó những trận đòn đau của ông Trùy nhà bên , vì cái tội lấy cắp trái bí nhà người ta. (Trẻ con mà cứ thấy cái gì hay hay là vặt đem về nhà). Phải xa nó Tâm cũng nhớ, cũng thương nhưng biết làm sao được. Chị đành nói lời đoạn tuyệt:
- Con lớn rồi. Mẹ không có tiền nuôi con nữa, mẹ đã quá mệt mỏi vì con rồi. Đừng làm phiền mẹ thêm nữa…
- Mẹ nói dối. Mẹ cần con. Không có con ai bôi thuốc cho mẹ. Ai chăm sóc mẹ lúc trái gió trở trời.
- Không có con mẹ vẫn sống tốt. Có con mẹ chỉ vướng bận thêm. Con chẳng giúp cho mẹ được gì, lại còn gây thêm phiền phức. Mẹ phải chịu đòn thay con. Nhục…nhục lắm…- Tâm cắn chặt môi. Giọng chị sắc lạnh.
- Chỉ cần được ở cùng mẹ, con sẽ không làm mẹ buồn lòng thêm nữa…- Tằng khổ sở van xin.
- Mẹ cầm tiền chuộc con rồi. Mẹ cần tiền hơn cả cần con. Có tiền người ta không dám coi thường mẹ nữa. Thôi, ngày mai con theo mẹ cúc về đi.
- Vì tiền mẹ sẵn sàng bán con? – Tằng chua chat.
- Ừ, tại mẹ nghèo. Mẹ xin lỗi.
- Được rồi, để mai con đi cho mẹ hả lòng.
Tằng hận chị Tâm. Không hận sao được, ai đời mẹ lại bán con, bạc tình đến thế là cùng. Sáng sớm tằng vơ mấy bộ quần áo nhét vào trong cái túi vải. Người đàn bà lạ vừa vào đến sân, Tằng liền xà vào lòng gọi mẹ ngọt sớt. Nó còn giục chị ta: “Thôi mẹ, con mình về nhà đi”, cho bõ tức. Tâm gượng cười, gượng nói làm như trong bụng chị vui lắm. Tằng chẳng thèm nói với chị nửa lời. Mặc Tâm đứng ngòai cổng ngó theo bóng hai mẹ con khuất dần sau con ngõ nhỏ.
Giá Tằng ngóai lại nhìn chị một cái cho chị vui, đằng này nó cứ cắm đầu cắm cổ đi, mới đó mà quên ngay được. Ừ, tại nó là con trai mà chẳng tình cảm sướt mướt như con gái. Rồi chị biện minh: “Nó có vô tình như vậy mình mới mau quên, chứ nó còn nặng lòng mình chịu sao nổi”.
Tâm chạy ào vào nhà như tiếng thét đau đớn lăn qua cái sân gạch. Chị vục mặt vào gối khóc, khóc nức nở, khóc không đừng được. Rồi chị lại giận bản thân: “Sao mình ích kỷ thế, cứ muốn giữ thằng Tằng cho riêng mình”. Ờ, tình mẫu tử mà, phải đâu nói quên là quên ngay được, cần có thời gian để những vết xước trong tim thôi rỉ máu chứ. Cũng may Tằng vội đi nên bỏ quên chiếc áo sơ mi. Đêm đến chị ôm khư khư cái áo ngủ. Mùi của đứa con phả vào mặt chị làm dịu đi những vết thương lòng. Mỗi bận nhớ con chị lại ra góc vườn nhìn cây bưởi nó trồng. Mọi thứ dính dáng đến Tằng còn sót lại đều là báu vật của Tâm.

Ngày ấy chị ta quá thất vọng khi bị gã thợ xây bỏ rơi, quá tủi nhục vì mang tội đĩ thõa chưa chồng mà bụng đã ễnh ra. Giờ thì chị ta cố tìm cách chuộc lỗi với đứa con tội nghiệp. Tiếc rằng chồng chị ta lại là tay đồ tể mổ lợn cục cằn, thô lỗ. Gã có khuôn mặt phinh phính mỡ, đôi mắt lươn ti hí, cặp môi dầy thâm đen. Mặt gã luôn đỏ với đâu mắt ngầu ngầu nom ang ác. Gã nghiện rượu, bữa nào thiếu rượu, gã như người ốm nhạt mồm nhạt miệng. Thói đời cứ rượu vào thì nhời ra, tối nào gã cũng say khướt. Đã say thì gã phải chửi, thế nhưng gã chửi cay độc cách mấy. Vợ gã vẫn nín thinh cam chịu. Gã chửi vợ mà chị ta chẳng dám cãi lại thì còn gì là thú chửi nhau nữa. Gã bèn quay ra chửi con riêng của vợ. Nếu Tằng hé môi cãi lời gã, gã lấy cớ dậy con đánh túi bụi. Nếu Tằng cũng câm lặng như con mẹ nó, gã trợn mắt quát: “Mày khinh tao à. Mày khinh thằng say rượu chứ gì? Thằng oắt con mới tí tuổi ranh đã láo…” Những lúc thế này, chị Cúc chỉ biết ôm con vào lòng khóc. Mang tiếng ở nhà cao cửa rộng, chị Cúc nào có quyền hành chi, ngòai quyền hầu hạ tên đồ tể chị ta gọi là chồng. Sở dĩ gã đồng ý đón Tằng về nuôi vì thủa bé gã mắc bệnh quai bị do biến chứng, gã mất khả năng sinh con.
Một hôm trời mưa tầm tã, mưa ghê ghớm rỗi việc gã uống mãi mà không biết chán. Trong cơn say mềm người, say đến độ chân tay run lẩy bẩy như người ốm, đứng không vững gã hứng chí than mất hai chỉ vàng. Sau một hồi lớn tiếng quát lạt vợ con, gã đổ rịt tội ăn cắp chỉ vàng cho thằng con riêng. “Nó đem về cho mẹ hủi nhà nó”, gã lè nhè. Tằng càng thanh minh gã càng đánh tệ. Gã cười hềnh hệch nhìn vợ đau đớn vật vã quỳ mọp dưới chân gã xin tha cho thằng con. Chị ta khai trót lấy hai chỉ vàng đem vè cho mẹ già dưỡng bệnh. (Thực ra chẳng có chỉ vàng nào bị mất cả, đó là cái cỡ gã hành hạ đứa con riêng của vợ cho hả cơn ghen). Gã là chúa hay ghen. Hễ nhìn thấy Tằng, hình ảnh vợ ân ái với thằng đểu nào đó lại hành hạ gã, nóng mắt gã đếch chịu được. Gã phải tìm cách xả ra hết cho hả giận. Biết ông chồng vốn tàn nhẫn, cay độc. Chị Cúc đã nhận cái tội do hắn tưởng tượng ra. Phụ nữ thường dễ mềm lòng và tốt nhịn. Gã đối xử với vợ như tên cai ngục canh phạm nhân. Sự nhẫn nhục của chị nhiều và thường trực đến nỗi nó trở thành bản năng. Chưa bao giờ chị nghĩ đến chuyện ruồng bỏ người chồng tệ bạc. Chị vẫn cần một người đàn ông, một mái ấm gia đình với chồng và con. Chị sẵn sàng nhẫn nhịn những thằng con chị ta lại không muốn thế. Nó đùng đùng mở tủ vơ quần áo vào cái ba lô cũ. Tằng bỏ đi. Chị ta hớt hải chạy đuổi theo, chạy đến nỗi mấy lần chị vấp ngã. Chị ta càng chạy theo dưới màn mưa thằng con chị càng cắm đầu cắm cổ chạy hăng hơn. Khỏang cách giữa chị với thằng con cũng xa hơn, xa đến tuyệt vọng. Mưa ướt đầm nỗi tuyệt vọng và mái tóc dài xõa xượi, mưa làm quần áo chị lấm lem.
Tằng chạy thục mạng qua màn mưa, chạy với cảm giác khinh hãi vì bị lão cha dưỡng hung ác đuổi theo. Chạy đến cổng nhà Tâm, áo quần hắn đẫm bùn và nước mưa. Hắn cất tiếng gọi: “Mẹ..Mẹ ơi...” Đáp lại lời hắn chỉ có tiếng mưa rơi lộp bộp xen lẫn tiếng gió thổi rì rào. Hắn chạy xộc vào căn nhà tuyềnh toàng. Căn nhà hoang hỏai, chiếc bàn khập khiễng, cái ghế cụt một chân, chiếc giường ọp ẹp, ít quần treo trên tường và bộ ấm chén sứt quai nằm in lìm hôi hám, tất cả đều phủ đầy bụi. Ngòai vườn những cây thài lài, rau ngổ với cỏ chen nhau ngoi lên, mới mọc thêm một cái mả, vùng quanh mả vôi trắng xóa. “Mẹ chết rồi…” Hắn quỳ rất lâu dưới trời mưa, dưới cái mả của người đàn bả hủi.

                                                         ************

Hắn khổ sở học theo cách ăn vận của những người đàn ông hắn nhìn thấy trong tạp chí Doanh nhân. Mấy thằng đàn em bụm miệng cười khi thấy đại ca của chúng loay hoay cả tiếng đồng hồ với cái cà vạt đỏ. Đêm nào nàng hát hắn cũng tới. Trên đường đến phòng trà hắn luôn háo hức rẽ vào đâu đó mua một bó hoa hồng tuyệt đẹp. Một bó hồng đỏ thắm còn ướt sương


Lão không có bạn, cũng chẳng có bà con thân thích. Hồi thằng Tèo chưa xuất hiện, lão sống thui thủi một mình, lạc lõng trong túp lều tuyềnh toàng bẩn thỉu. (Túp lều của thằng nghiện, thằng đó bị ết chết nên giờ bỏ hoang, lão dọn đến ở). Lúc còn khỏe lão làm nghề bán vé số dạo. Ngày nào ông già nhỏ thó, mặt phờ phạc lởm chởm râu, tóc tai bù xù mặc chiếc áo nâu vá vụng về, cũng chống nạng lê khắp đường phố, miệng luyến thoắng mời chào: “ Ai xổ số đê, cơ hội đổi đời trong tầm tay, sau một đêm bạn sẽ trở thành tỉ phú nếu may mắn trúng số độc đắc. Bạn chỉ cần bỏ ra vài nghìn bạc là mua được cả cuộc sống sang giàu, một cái giá quá rẻ. Mời bà con mua vé số, mua nhanh kẻo hết. Mạnh dạn lên nào, rồi vận may sẽ mỉm cười với bạn…”. Vừa đi lão vừa rao khản cổ, nhưng mắt lão cứ ngó mông lung tận đâu tìm bóng dáng người xưa. Bất kể ngày nắng hay mưa, lão đều cần mẫm cần tập vé số lê từng bứớc khó nhọc trên những con đường vui vẻ tiếp nhận mọi bước chân, dù đó là bước chân của nhà tỉ phí hay lão ăn mày. Thi thoảng lão chạy hớt hải theo bà lão có cái lưng thon nào đó trên đường gọi: “Ngân ơi”, trống ngực lão đánh thình thịch reo vui. Bà lão quay lại hỏi: “Ngân nào cơ?”. Lão mới tẽn tò nói: “ Xin lỗi bà tại tôi hoa mắt lên nhận lầm người quen”.
Đêm lão Tằng đặt bàn tay già nua xương xẩu lên trán nghe gió bấc thổi lao xao vào mặt, hơi lạnh thấm vào da thịt, lão nghe lòng xao xác tự hỏi: “trời trở gió bấc không biết Ngân có chịu được lạnh, hay lại ốm. Người mảnh mai sao chịu được lạnh, giờ có tuổi rồi, chắc càng hay ốm”.
Sau mỗi đêm trời trở, sáng ra lão nhai vội cái bánh mì rồi lật đật đi lấy vé số. Lão Tằng lê những bước chân nặng nhọc trên những con ngõ nhỏ thưa người qua lại, có người thấy lão già khốn cùng cầm tập vé số đi qua mẩy miệng hỏi: “Bán vé số sao không đi đến những nơi quán sá đông người, hay những con phố lớn đông đúc, người ta mới mua chứ?”. Đôi mắt kèm nhèm của lão ánh lên tia nhìn ấm áp, lão làm ra vẻ hệ trọng lắm: “Ờ tại tôi còn phải tìm một người quan trọng, người ta già rồi, không thích ra phố lớn hay vào các nhà hàng đông đúc”. Suốt ngày hôm đó lão cười thầm trong dạ, quên cả việc rao bán vé số. Không vui sao được khi có người quan tâm đến lão già khốn khổ xa lạ, dù cho đó là lời quan tâm vu vơ của kẻ hiếu kỳ, rồi sau đó họ sẽ quên lão già bán vế số khốn khổ. Lão thèm lắm những hơi ấm tình người, chỉ cần một tia nhìn an ủi, lão cũng thấy ấm lòng.
Thành phố ngột ngạt những gương mặt âu lo, tiếng cười và những cuộc mưu sinh, ai cũng bận tối mắt vật lộn với đồng tiền, chỉ mình lão thong thả ngồi trú mưa dưới mái hiên. Cô bé mặc đồng phục học sinh đi ngang qua hiên, cô bé vứt chiếc bánh bao xuống đường, (bánh bao nguội nuôt sao nổi). “Thế là có cái ăn chống móm rồi”, lão nghĩ. Đợi cô bé đi khuất hẳn. Lão lấy cái nạng khều chiếc bánh bao vào lòng, ão nhặt cái bánh bao ăn ngon lành. Cảnh tượng ấy vô tình lọt vào mắt người đàn bà phúc hậu, sang trọng đứng trú mưa bên đường. (Chị ta là một nhà hảo tâm). Nhìn lão già khốn khổ ăn đồ thừa, người đàn bà lao qua màn mưa chạy lại chỗ lão. Chị ta ngồi xuống cạnh lão.
- Thưa cụ, chẳng hay con cái cụ đâu mà cụ phải lang thang ngoài mưa thế này?
- Tôi không có con.
- Nhà cụ ở đâu?
- Tôi sống trong túp lều hoang.
- Cụ sống với ai? – Nhà hảo tâm lo lắng hỏi.
- Một mình. – Lão đáp nhẹ bẫng.
- Cụ bao nhiêu tuổi rồi ạ?
- Tám mươi.
- Cụ có muốn được sống trong một gia đình không ạ? – Đôi mắt người đàn bà rưng rưng thương cảm cho lão già sống lay lắt như ngọn đèn sắp tắt vẫn phải phơi mặt ngoài đường kiếm cơm.
- Ai chẳng muốn có gia đình, có ai thích sống vật vờ không người nương tựa đâu cô. – Lão thở dài gương mặt nhăn nhúm, khắc khổ trùng hẳn xuống.
- Cụ là thương binh ạ? – Người đàn bà nhìn vào cái nạng để bên hông lão hỏi.
- Không. – Lão trả lời cụt lủn.
- Nếu cụ đồng ý, tụi con xin được đón cụ về nhà dưỡng lão của công ty con. Bọn con mở nhà dưỡng lão, chăm sóc miễn phí cho những người già cô đơn không nơi nương tựa. Con mời cụ về, chúng con phụng dưỡng cụ.
- Cảm ơn cô tôi rất vui. – Lão lấy tay áo lau nước mắt rồi nói tiếp:
- Nhưng tôi không thể về ngôi nhà của các cô được. Tôi còn phải tìm người quen, chừng nào tìm được cô ấy tôi mới an lòng.
- Cụ cứ về chỗ bọn con, có gì chúng con sẽ giúp cụ.
- Chuyện này các cô không giúp được tôi đâu.
- Đây là địa chỉ của bọn con, cụ có thể đến với bọn con bất cứ lúc nào.
Ngoài trời mưa đã ngớt, nhà hảo tâm đưa cho lão tấm danh thiếp. Chị ta leo lên chiếc xe hơi đã chờ sẵn. Lão run rẩy áp tấm danh thiếp còn phảng phất hơi ấm từ bàn tay người đàn bà vào ngực, để hơi ấm tình người lan vào trong tim.
Lão cứ sống đơn thân lay lắt với niềm hy vọng mơ hồ trong túp lều lạnh ngắt. Lão gặp thằng Tèo vào cái đêm tháng bẩy oi bức, căn bệnh thấp khớp làm lão đau khắp mình mẩy, khó ngủ lão trở dậy ra ngoài hóng gió. Tiếng ếch nhái vọng lại xen lẫn tiếng khóc của thằng bé. Lão chống nạng đi về bãi thao ma. Dưới ánh trăng mờ ảo, những cây cỏ dưới chân lão đẫm sương đêm, đám hoa dại khẽ khẽ đung đưa như ru ngủ cho những linh hồn. Lão đưa mắt nhìn khắp lượt những ngôi nhà cũ có, mới có của người chết. Thằng Tèo mặc bộ quần áo cộc bê bết đất ngồi bên cái mả mới chôn xung quanh đắp ụ những vòng hoa. Nó khóc lả đi vì sợ hãi vì cô độc và đói nữa. (Lão đoán thế). Lão lại gần thằng Tèo:
- Người nhà mày à?
Thằng Tèo dụi mắt nhìn lão khi biết chắc lão không phải ma, nó mới thút thít:
- Vâng, bố cháu chết rồi.
- Ai chả phải chết. Thế bố mày làm sao? – Lão ngồi xuống cạnh thằng bé.
- Bố cháu bị ết.
- Bố mày nghiện à?
Thằng Tèo gật đầu, lão thở dài:
- Dính vào ma túy chỉ có nước chết, lớn lên mày chớ dại như bố mày. Thế mẹ mày đâu mà mày phải ngồi đây canh mả.
- Mẹ cháu bị bố cháu đâm chết hồi cháu năm tuổi, cháu không canh mả cháu không có nhà để ở nữa.
- Bố mày không có tiền chơi mà túy nên giết mẹ mày chứ gì. Chuyện này tao nghe nhiều rồi. Mà mày mấy tuổi rồi?
- Cháu chín tuổi.
- Nhà mày đâu?
- Nhà cháu bị bán từ lâu rồi.
- Không ai nuôi mày à?
- Ông bà cháu mất rồi, các cô các bác đều ở xa với lại họ sợ cháu bị ết nên không ai dám nuôi. – Thằng Tèo khóc lướt mướt. Nó nấc liên hồi.
- Mày về ở với tao.
Đưa thằng Tèo về túp lều con, lão dậy cho nó nghề bán vé số. Hai ông cháu dắt nhau lê khắp nẻo đường, bao giờ thằng Tèo cũng mang theo cái cặp lồng. Trưa đến nó thường lượn lờ quanh mấy bà bán hàng ăn. Ai bán không hết nó liền xúm vào rửa hộ bà chủ mấy cái bát hay dọn đỡ bộ bàn nghế. Xong xuôi đâu đấy thằng Tèo xin một ít đồ ăn đem về. Thằng Tèo lanh lợi lại ngoan, mấy bà bán hàng ăn ai cũng quý, chẳng may ế hàng họ lại để phần cho thằng Tèo một ít vào cái túi bóng. Đợi thằng Tèo đi qua gọi vào bảo: “Tèo ơi, bác cho con này”. Thằng Tèo lại lăng xăng dọn dẹp hộ bà chủ quán. Bà chủ dễ tính nói: “ Trưa rồi con ăn đi kẻo đói không phải dọn đâu, để đấy bác làm” Thằng Tèo ra vẻ người lớn đáp: “Cháu không có tiền nên phải làm đổi. Cháu không muốn ăn không của bác, như thế hèn lắm”. Điều này lão dậy thằng Tèo.
Tối mùa thu bầu trời bãi thao ma đầy sao, lão liếc nhìn chiếc đồng hồi Liên Xô cũ kỹ phải lên dây cót mỗi ngày, lão nhặt được ngoài bãi rác. Người ta vất nó đi; thời buổi này người ta chê loại đồng hồ lên dây cót là cổ lỗ, phiền phức. “Chiếc đồng hồ vẫn tốt mà vứt đi, rõ phí của giời”, nghĩ vậy lão đem chiếc đồng dùng. Đằng nào, lão cũng chưa có đồng hồ, lão cũng phải có một cái để biết giờ giấc chứ. “Đã hơn tám giờ, sao thằng Tèo chưa về, hay nó bị mấy thằng ôn chặn đường trấn lột bữa nọ đánh rồi”. Lão lẩm bẩm một mình. Sợ thằng Tèo gặp chuyện bất trắc lão chống nạng đi tìm nó, đến đầu con phố nhỏ. Lão chứng kiến cảnh thằng Tèo đứng một góc nuốt nước bọt nhìn bà mẹ trẻ dỗ cô con gái cưng ăn phở. Chắc con bé giận mẹ nó điều gì nên mới ăn vài miếng, nó ngủng ngoẩy đòi về. Chị ta vừa dắt con bé đi khỏi, thằng Tèo vội lao tới. Nó phủi đít quần ngồi xuống cái chiếc ghế ban nãy con bé ngồi. Thằng tèo bưng tô phở lên miệng, lùa vội những sợi phở lẫn thịt gà vào miệng. Thằng Tèo ăn nhanh đến nỗi nó nghẹn phở. Lão ứa nước mặt, lão chống nạng đến gần nó hỏi:
- Mày làm gì ở đây thế?
- Cháu…cháu… – Thằng Tèo ấp úng.
- Mày đi theo tao. - Lão lôi thằng Tèo đi. –  Mày thèm ăn phở phải không?
Thằng Tèo nín thinh, nó chờ đợi một hình phạt đích đáng. Một cái bạt tai, một cú đánh vào mông chẳng hạn. Thi thoảng lão vẫn dậy nó theo kiểu; “yêu cho roi cho vọt”. Mặt lão hầm hầm tức giận, thằng Tèo co rúm người như chú cún con mới phải đòn. Thế nhưng lão lại dắt thằng Tèo vào quán phở gà cách đó một quãng đường. Thằng tèo ngơ ngác: “ông đưa cháu vào đây làm gì?”
- Tao cho mày ăn phở.
Lão chọn một cái bàn trong một góc khuất, rồi lớn tiếng gọi:
- Cho một phở gà.
Ít phút sau bà lão chủ quán bưng đến một tô phở gà thơm phức. Lão Tằng đặt tô phở nóng hổi trước mặt thằng Tèo. Đưa cho nói đôi đũa tre, lão bảo:
- Mày ăn đi.
- Ban nãy cháu ăn no rồi, bây giờ đến lượt ông. – Thằng Tèo rụt rè nói.
- Tao không thích ăn phở, phở có gì ngon chứ? Phở toàn hàn the chỉ tổ sinh bệnh. Tao già rồi không ăn được thứ đó.
- Ông nói dối, người ta vẫn ăn phở hàng ngày có sao đâu.
- Mày ăn đi cứ nói luyên thuyên mãi. – Lão gắt.
Một phút sau bà chủ quán bưng thêm tô phở gà nữa có thêm mấy miếng xương lợn hầm.
- Của ông đây.
- Xin lỗi bà, tôi chỉ gọi một tô phở thôi. – Lão gãi đầu ái ngại.
- Tôi biết. Tô này tôi khuyến mại. – Bà chủ quán mỉm cười.
- Ấy chết, thế sao được. – Lão bối rối.
- Chỉ có một tô phở thôi mà, tôi vẫn kiếm được ối lời. – Bà chủ quán nói khẽ.
Bưng tô phở nóng lên miệng, nước mắt lão chảy ràn rụa. Hình như ớt hôm nay cay hơn mọi ngày.  Lão Tằng có thể ăn đồ thừa của người ta, lão nhất quyết không cho thằng Tèo ăn đồ thừa. Lão bảo: “Mày không được ăn đồ thừa của người ta, nhục lắm con ạ. Làm người phải có lòng tự trọng, mình cũng người có phải con chó đâu mà xin ăn. Mày chỉ được phép ăn những thứ mày mua được. Muốn được ăn ngon, chỉ có cách làm việc thật chăm chỉ thôi con ạ. Sau này có vốn rồi, mày phải học lấy một cái nghề, có nghề rồi ráng làm cho giỏi để không phải xin ăn”.
Bữa đầu thấy thằng tèo mang ít bún đậu về lão nghiêm mặt nhìn nó.
- Mày phải tiết kiệm chứ. Phải để dành tiền sau này học lấy cái nghề kiếm cơm
- Người ta cho cháu. – Thằng Tèo thanh minh.
- Mày lại ăn xin của người ta à? – Ánh mắt lão tối hẳn xuống.
- Không, cháu kiếm được đấy. – Thằng Tèo cười típ mắt khoe.
- Mày kiếm bằng cách nào? –Lão nhìn nó ngờ vực.
- Cháu làm đổi cho người ta lấy chỗ bún đậu này.
                                               
                                                           ********
Thằng Tèo nghỉ việc bán xổ số. Lão Tằng không ngồi dậy được như trước nữa, lão cứ ho suốt thôi. Mỗi bận đem đổ bô, thằng Tèo thấy có cả máu tươi, nó lại khóc. Thằng Tèo sợ cái cảm giác bị mất người thân. Nghĩ đến cảnh lão Tằng ngủ mãi, ngủ mãi không bao giờ tỉnh giấc nữa. Thằng Tèo nhớ đến cảnh mẹ nó chết tức tưởi dưới lưỡi dao oan nghiệp, nhớ đến hình hài lở loét chỉ toàn xương với da của bố nó trong chiếc quan tài gỗ. Mới mười tuổi, trên đầu thằng Tèo đã hai lần thắt vành khăn tang trắng.
Lau rửa người lão Tằng, thằng Tèo nghe nhói nhói ở ngực. Lão Tằng gầy đến nỗi thằng Tèo thấy ghê tay.
- Ông phải đi bệnh viện thôi.
- Không ai chữa được bệnh già. – Lão vừa thở dốc vừa nói yếu ớt.
Thằng Tèo nghĩ mông lung. “Dù sao cũng phải cho ông đi viện một lần. Nhưng đi viện thì phải có tiền”. Thằng Tèo lấy cái hộp sắt đã gỉ dưới gầm phản, nó cẩn thận mở nắp hộp. Rạch con lợn nhựa, thằng Tèo ngồi vuốt lại những tờ bạc nhầu nhĩ cho thật phẳng phiu …” Năn trăm ngàn, không biết có đi viện được không. Nghe nói đi bệnh viện tốn tiền lắm”-  Thằng Tèo lẩm bẩm.
Giữa trưa nắng rát lưng, nó cứ lảng vảng quanh bệnh viện Bạch Mai. Thấy thằng bé ăn mặc nhếch nhác đứng tựa lưng trước cửa phòng khám. Ông bác sĩ đến trước mặt nó hỏi:
- Cháu đợi ai?
Thằng Tèo chăm chú nhìn gương mặt phúc hậu của ông bác sĩ, (theo kinh nghiệm của nó thì những người có gương mặt đầy đặn thường rất dễ tính) :
- Cháu muốn bán máu. – Thằng Tèo nói nhỏ với ý nghĩ: “ biết đâu ông ta lại giúp được mình”.
- Về nhà đi cháu, đây là bệnh viện không phải chỗ cho trẻ con chơi. – Ông bác sĩ cười hiền từ.
- Nhưng cháu cần tiền. – Thằng Tèo khẩn khoản.
- Cần tiền cháu cũng không được bán máu vì cháu còn quá nhỏ. – Ông bác sĩ ôn tồn giải thích.
- Cháu không phải trẻ con, cháu mười tuổi. Cháu biết kiếm tiền rồi, trẻ con sẽ không biết kiếm tiền. Bác sĩ cứ cho cháu bán máu. – Thằng Tèo lý sự.
- Thôi nào cậu bé, mười tám tuổi cháu mới được pháp luật công nhận là người lớn.
- Nếu ông cháu muốn vào bệnh viện thì tốn bao nhiêu tiền?
- Tùy từng bệnh.
- Bệnh nặng.
- Cỡ vài triệu là ít chú bé ạ. – Ông bác sĩ trở vào, các bệnh nhân đã đợi chật phòng khám.
“Vài triệu cơ à” thằng Tèo bần thần. Nó chạy vút về nhà như một cơn gió. Vừa bước chân vào căn lều rách, thằng Tèo hổn hển: “Ông có còn sống không thế?”
- Tao không sống nổi nữa. – Lão Tằng rên rẩm vì đau.
- Ông có vài triệu không?
- Để làm gì?
- Cho cháu vay.
- Mày thì làm gì đến tiền.
- Cháu sẽ đem ông đi bệnh viện.
- Bác sĩ không chữa được bệnh của tao. Không ai chữa được bệnh yêu.
- Bệnh yêu là bệnh gì mà khủng khiếp vậy ông.
- Bệnh của người lớn, bao giờ lớn mày sẽ hiểu.
Lão Tằng run rẩy móc ở trong chiếc gối cáu bẩn ra một chiếc khăn tay con gái màu hồng nhàu nát, còn phảng phất hơi ấm thiếu nữ. Lão Tằng thận trọng mở chiếc khăn tay ra.
- Vàng! – Thằng Tèo thốt lên kinh ngạc.
Lão Tằng áp cục vàng cỡ miệng chiếc chén uống nước được người thợ kim hoàn chế tác thành một trái tim, trên trái tim vàng khắc hai chữ cái TN lồng vào nhau, vào ngực. Lão tưởng như hơi ấm phả ra từ chiếc khăn tay lan vào trong tim.
- Ôi, sao ông không bán cục vàng này đi, dễ được đến mấy chục triệu. Với số tiền đó ông có thể sống sung sướng hơn, lại có tiền chữa bệnh nữa. –  Thằng Tèo thắc mắc.
- Có ai lại đi bán tình yêu. – Lão cười móm mém, nụ cười héo hắt yếu ớt hiếm hoi của kẻ sắp chết khiến gương mặt lão như trẻ ra.
- Ăn cơm thôi miu.
Thằng Tèo ôm con mèo già vào lòng. Trước kia thi thoảng, lão Tằng khoe với nó: “Hồi trước tao khá lắm chứ, tao có nhà có xe hơi đoàng hoàng…” Thằng Tèo ngán ngẩm bảo: “Ông nói phét. Nếu trước kia giầu có sao bây giờ ông phải sống trong túp lều khốn khổ này. Ai mà thèm tin những cậu chuyện bịa của ông cơ chứ?”. Lão Tằng chỉ thở dài, đưa mắt nhìn xa xăm nghe lòng buồn tê tái. Thằng Tèo không tin lão già luộm thuộm rách rưới từng là người khá giả. Làm sao tin được kia chứ, lão già cụt một chân, không nghề ngỗng, làm gì ra tiền mà giàu có. Thấy cục vàng, thằng Tèo thầm nghĩ: “Có lẽ ngày trước ông Tằng giàu thật”.  Nó không sao hiểu nổi tình yêu quý đến nhường nào, mà thay vì bán cục vàng lão Tằng lại chấp nhận cuộc sống bần hàn và lấy đó làm hạnh phúc. Nó không hiểu tình yêu là gì mà khiến cho một người đàn ông dành cả cuộc đời đi tìm và chờ đợi một người phụ nữ.
                                                          
                                                                         ********
Hắn là đứa trẻ bị bỏ rơi ngoài bờ giếng vào một ngày cuối đông. Lúc Tâm hủi đem về, hắn là đứa trẻ mới sinh quấn trong chiếc áo bông, mặt mày tím tái suýt chết vì lạnh, cùng một bọc quần áo. Chị ta vội chất rạ vào bếp, nhóm lửa sưởi cho thằng bé. Tâm hủi đọc đi, đọc lại bức thư đẫm nước mắt, cầu xin người qua đường nuôi giúp thằng bé của người mẹ nhét trong bọc quần áo; “lại thêm một cô dại khờ, lại thêm một đứa trẻ bất hạnh”, Tâm hủi trộm nghĩ. Ừ nuôi thì nuôi, chị ngán gì, đằng nào cũng cô đơn sẵn rồi, có thêm thằng bé càng vui. Không phải ngẫu nhiên, người ta gọi chị là; Tâm hủi hay con hủi. Cả làng Xâm Khố, ai cũng sợ giây với Tâm hủi. Nhà Tâm có mả hủi từ đời ông bà cho đến đời chị, cả thảy ba đời đều mắc bệnh hủi, thứ bệnh làm con người ta có dung mạo gớm giếc và đau đớn. Thủa ấy người mắc bệnh hủi đồng nghĩa với việc không được xem là người. Người làng xa lánh Tâm, không ai đủ cam đảm chơi với con hủi, nói gì đến chuyện yêu đương. Sẵn tính thương người, Tâm hủi nhận thằng bé làm con nuôi, tự dưng có một đứa con cũng hay hay. Của đáng tội, thằng bé cũng biết thân biết phận nên ít quấy khóc, mẹ Tâm cho gì thì ăn nấy, chẳng bỏ bữa bao giờ. Tâm hủi không có sữa, cũng may nhà có con lợn sề mới đẻ đàn lợn con. Sáng ra Tâm sắn quần quá gối vừa gãi lưng nịnh con lợn sề vừa vắt sữa của nó vào cái nồi. Bỏ thêm chút đường vào sữa Tâm đun sôi, cho thằng bé uống. Tâm hủi mát tay, thằng bé lớn như thổi, thông minh và lanh lợi. Cũng như con mẹ hủi của nó, thằng bé vô tội bị nhóm bạn khinh bỉ. Chẳng đứa nào chơi với thằng bé vì mẹ nó là Tâm hủi. Ở trên lớp, thằng bé được cô giáo xếp cho ngồi một mình trong góc lớp. Giờ ra chơi thằng bé hay ngồi dưới gốc bàng dõi theo chúng bạn chơi đùa mà thèm khát. (Bọn trẻ con được người lớn dậy; chớ có chơi với mẹ con nhà hủi). Có bận thằng bé bắt được cây bút của một bạn trong lớp, thằng bé trả cây bút cho đứa bạn kèm theo nụ cười làm quen. Với hy vọng hành động “nghĩa hiệp” của nó sẽ khiến thằng mủi lòng. Thằng bạn khinh khỉnh nhổ nước bọt vào mặt nó và ném cây bút xuống ao: “Cảm ơn cái lòng thơm dạ thối của mày, tao không dùng cây bút thằng hủi cầm vào”. (Nó sợ lây bệnh hủi). Bị xúc phạm thằng bé cay cú xông lên đánh bạn chảy máu mũi. Khốn thay cho thằng bé, bạn nó là con thầy giáo nên thằng bé bị đuổi học. Tâm hủi ra trường khóc lóc van xin cho con chị được đi học nhưng vô ích. (Bọn hủi học làm gì, người ta có xem họ là con người đâu mà phải học). Từ ngày nuôi thằng bé nhà Tâm hủi bớt hiu quạnh, thằng bé đem theo những tia nắng ấm áp làm bừng sáng căn nhà buồn tẻ.
Năm Tằng mười sáu, con mẹ hủi có khách. Người đàn bà ăn mặc tươm tất và sạch sẽ nhận là mẹ thằng Tằng. Chị ta tỏ ra ăn năn vì hồi đó nghèo khó, chửa hoang nên chị ta đành dứt ruột bỏ rơi thằng bé. Nay kinh tế khấm khá, chị ta đã có một gia đình hẳn hoi. Chị ta muốn đón thằng Tằng về nuôi, chị ta muốn cho thằng Tằng một tương lai. Tâm hủi nghe lòng quặn đau, ruột gan chị như bị ai xé rách. Gương mặt bị hủi ăn trơ thịt và đôi bàn tay bị hủi ăn vào tận xương như sắp tóe máu. Đầu óc Tâm quay cuồng. Ôi người ta sắp bắt mất con của Tâm rồi. Người ta lỡ lòng nào đang tâm lấy đi chỗ dựa cuối cùng của con hủi. À phải rồi Tâm chỉ là con hủi, sống với con hủi thằng bé làm gì có tương lai. “Thằng Tằng đâu phải con mình đẻ ra, người ta cho mình nuôi ngày nào thì mình được nuôi ngày ấy…” Tâm nghĩ mông lung, miệng chị đáp nhẹ bẫng mà lòng như hóa đá: “Thằng Tằng vốn là con chị, đưa nó đi đâu là quyền của chị”. Nép sau cánh cửa thằng Tằng nghe hết cuộc nói chuyện giữa mẹ Tâm với người đàn bà lạ. Nó chối đây đẩy, thằng bé không chịu nhân người đàn bà đó là mẹ. (Mẹ thì phải nuôi con chớ). Nó nhất định không đi theo người đàn bà đó, mặc cho chị ta nước mắt vòng quanh quỳ gối nói lời xin lỗi. Tâm chạy theo người đàn bà ra ngõ. Chị thì thầm với người đàn bà đó điều gì không rõ. Đêm hôm ấy, Tâm ôm Thằng bé, chị ôm thật chặt, cho bõ cái lần cuối chị được ôm thằng bé: “Sao con không nhận mẹ”.
- Cô đó không phải mẹ con. Mẹ Tằng tên là Tâm cơ. – Tằng ôm cổ Tâm thủ thỉ.
Trời tháng măm oi bức đến nỗi cây cỏ cũng phải than phiền, chiếc phản hai mẹ con tâm nằm cũng đổ mồ hôi, nhưng lòng Tâm thấy mát rười rượi. Mát tê cả người. Tâm hôn lên trán thằng bé.
- Mẹ không phải mẹ đẻ con. Mẹ Cúc mới người đẻ ra con. Sống với mẹ Cúc con mới có tương lai. Mẹ nghèo quá không có tiền cho con học hành đến nới đến chốn. Sống với mẹ con chỉ bị khinh bỉ thôi…
- Khổ mấy, nghèo mấy con cũng chịu, miễn sao mẹ cho con ở với mẹ…
Tằng quấn mẹ Tâm như hình với bóng. Bởi chính Tâm đã hứng cho Tằng những trận đòn đau của ông Trùy, vì cái tội Tằng ăn trộm trái bí nhà người ta. (Trẻ con mà, cứ thấy quả hay hay là vặt đem về nhà). Tâm nghe lòng chua xót. Chị nuốt những giọt nước mắt hờn tủi, nói lời đoạn tuyệt với đưa con duy nhất.
- Con lớn rồi, mẹ không có tiền nuôi con nữa. Mẹ mệt mỏi quá rồi. Con đừng làm phiền mẹ nữa…
- Mẹ nói dối, mẹ cần con. Không có con, ai bôi thuốc cho mẹ, ai chăm sóc mẹ những lúc trái gió trở trời. 
- Không có con, mẹ vẫn sống tốt. Có con mẹ chỉ vướng bận thêm. Con chẳng giúp được gì cho mẹ cả. Con chỉ gây cho mẹ thêm phiền phức, mẹ phải chịu đòn cũng vì con. Nhục lắm con ạ. – Tâm cắn chặt môi. Giọng chị lạnh như đá.
- Chỉ cần được sống với mẹ, con sẽ thây tâm đổi tính….- Tằng khổ sở van xin.
- Mẹ cầm tiền chuộc của mẹ con rồi. Mẹ cần tiền hơn là cần con. Có tiền người ta không còn coi thường mẹ. Ngày mai con hãy theo mẹ Cúc về.
- Tiền, vì tiền mẹ sẵn sàng bán con ư? – Tằng chua chát hỏi Tâm.
- Ừ, tại mẹ nghèo.
- Được thế thì con sẽ đi cho mẹ hả lòng.
Tằng hận chị Tâm. Không hận sao được, ai đời mẹ lại bán con để lấy tiền, bạc tình bạc nghĩa đến thế là cùng. Sáng sớm hôm sau Tằng thu dọn mấy bộ quân áo vào cái túi vải. Người đàn bà đó đến đón Tằng. Lần này Tằng không chốn chị ta nữa, nó xà vào lòng chị ta gọi mẹ ngọt sớt. Nó còn giục chị ta: “Thôi mẹ con mình về nhà đi”, cho bõ tức. Tâm gượng nói, gượng cười làm như trong bụng chị vui lắm. Tằng chẳng buồn nói với chị một lời dù đó là lời tạm biệt sau cùng. Mặc chị ra tận cổng đứng nhìn theo bóng hai mẹ con khuất dần sau con ngõ nhỏ. Giá Tằng ngoái lại nhìn chị một cái thôi cũng được. Đằng này nó cứ cắm mặt đi thẳng, mới đó mà quên ngay được. Ừ, tại nó là con trai chẳng tình cảm sướt mướt như con gái: “nó có vô tình như thế mình mới mau quên, chứ nó mà nặng lòng sao mình chịu nổi”. Chị Tâm tự an ủi. Chị chạy ào vào như một tiếng thét đau lớn lăn qua cái sân gạch. Chị vục mặt vào gối mà khóc, khóc nức nở, khóc không đừng được. Rồi chị tự trách bản thân: “Sao mình ích kỷ thế, cứ muốn giữ thằng Tằng cho riêng mình”. Tình mẫu tử phải đâu nói quên là quên ngay được, phải có thời gian để những vết xước trong tim thôi rỉ máu, mới lành lại chứ. Cũng may Tằng bỏ quên chiếc áo sơ mi. Đêm đến chị ôm khư khư cái áo, mùi hơi người từ chiếc áo phả vào mặt chị làm dịu vết thương lòng. Chị Tâm hay ra góc vườn nhìn cây bưởi Tằng trồng. Mọi thứ dính dáng đến Tằng còn sót lại đều là vật báu đối với Tâm.
Hắn là kết quả của cuộc tình lầm lỡ, thời con gái, chị Cúc trót dại trao thân cho gã đàn ông họ Sở rồi sinh ra hắn. Biết tin chị có thai, gã người tình lặn mất tăm, bỏ mặc chị với nỗi tủi nhục vì mang tội đĩ thõa chưa chồng mà bụng ễnh ra. Quá xấu hổ và khó khăn chị ta đem thằng bé đỏ hỏn bỏ đi, cũng may nó cao số mới còn sống trên cõi đời này. Mới sinh mà bị vứt ngoài trời đông dễ chết như chơi chứ chẳng bỡn. Cha dượng Tằng là tay đồ tể mổ thịt lợn. Gã cục cằn thô lỗ, khuôn mặt phinh phính mỡ có đôi mắt lươn ti hí cặp môi dầy thâm đen, mắt gã luôn đỏ ngầu non ang ác. Gã nghiện rượu, bữa nào thiếu rượu, gã như người ốm nhạt mồm nhạt miệng. Thói đời cứ rượu vào lời ra, tối nào gã cũng say khướt. Đã say là gã phải chửi, gã chửi vợ nhưng gã chửi cay độc cách mấy. Vợ gã vẫn nín thinh cam chịu. Gã chửi vợ mà chị ta lại chẳng dám cãi lại câu nào thì còn gì là thú chửi nhau nữa. Gã bèn quay ra chửi con riêng của vợ. Nếu Tằng dám hé môi cãi lời gã, lấy cớ dậy con, gã đánh Tằng túi bụi. Nếu Tằng cũng câm lặng như con mẹ nó, gã trợn mắt quát: “Mày khinh tao à. Mày khinh thằng say rượu chứ gì. Thằng oắt con mới tí tuổi ranh mà láo”.  Những lúc như thế này, chị Cúc chỉ biết ôm con vào lòng khóc. Mang tiếng ở nhà cao cửa rộng, chị Cúc nào có quyền hành gì,  ngoài quyền hầu hạ tên đồ tể chị ta gọi là chồng. Sở dĩ gã đồng ý đón Tằng về nuôi vì thủa bé gã mắc bệnh quai bị do biến chứng, gã mất khả năng sinh con.
Trời càng mưa tầm tã, mưa ghê ghớm rỗi việc ngồi không gã càng uống hăng, trong cơn say gã hứng chí than mất hai chỉ vàng. Gã lớn tiếng quát nạt tra hỏi vợ con, gã đổ rịt tội ăn cắp chỉ vàng cho thằng Tằng. “Nó đem về cho con mẹ Tâm hủi nhà nó”, gã lè nhè. Tằng càng thanh minh gã càng đánh tệ. Gã cười hềnh hệch nhìn vợ đau đớn vật vã quỳ dưới chân gã xin tha tội. Chị ta nhận đã trót lấy hai chỉ vàng đem về cho bà mẹ già dưỡng bệnh. (Thực ra chẳng có chỉ vàng nào bị mất, đó chỉ là cái cớ gã hành hạ đứa con riêng của vợ cho hả cơn ghen. Gã là chúa hay ghen. Nhìn thấy Tằng, hình ảnh vợ ân ái với thằng đểu nào đó lại xuất hiện trong đầu, gã nóng mắt, đếch chịu được. Gã phải xả ra hết ,cho hả giận. Biết tính chồng tàn nhẫn cay độc, chị Cúc phải nhận cái tội do hắn tưởng tượng ra). Phụ nữ thường dễ mền lòng và tốt nhịn, vì chồng vì con họ sẵn sàng hy sinh tất cả, miễn sao gia đình hòa thuận. Gã đối xử với chị như tên cai ngục đối xử với phạm nhân, chị vẫn yêu thương chiều chuộng gã vô điều kiện. Cơ thể hừng hực sức xuân rất hứng tình của chị cần nhiều lắm sự ái ân của một người đàn ông. Chị và thằng con trai tội nghiệp cần nhiều lắm một mái ấm gia đình. Chị sẵn sàng nhẫn nhịn nhưng thằng con chị ta lại không thể nhẫn nhịn. Nó đùng đùng mở tủ vơ quần áo vào cái ba lô cũ, Tằng bỏ đi. Chị ta hớt hải chạy đuổi theo, chạy đến nỗi mấy lần chị vấp gã. Sức đàn bà chị ta không theo kịp thằng con đương độ tuổi bẻ gãy sừng trâu cắm đầu cắm cổ trốn chạy. Mưa ướt đầm mớ tóc dài xõa xượi, mưa hòa vào nước mắt làm một, mưa làm quần áo chị lấm lem.
Tằng đội mưa chạy thục mạng, sợ lão cha dượng hung ác đuổi theo. Chạy đến cổng nhà Tâm hủi, quần áo hắn đẫm bùn đất và ướt sũng. Hắn cất tiếng gọi: “Mẹ..Mẹ ơi…” Đáp lại lời hắn chỉ có tiếng mưa rơi lộp bộp và tiếng gió thổi rì rào. Chạy xộc vào căn nhà tuyềnh toàng, hắn đau đớn trước căn nhà trống trơn, chiếc bàn khập khiễng, cái ghế cụt một chân, chiếc giường ọp ẹp, ít quần áo bám đầy bụi và cả bộ ấm chén sứt quai nằm im lìm hôi hám. Ngoài vườn nơi những cây thài lài, rau ngổ và cỏ chen nhau sống mới mọc thêm một cái mả, vùng quanh mả trắng xóa vôi. “Mẹ Tâm chết rồi”. Hắn quỳ rất lâu dưới trời mưa, dưới cái mả của người đàn bà hủi.
Hắn bỏ cái xứ người ta coi hủi không bằng con chó lên Hà Nội. Hắn ngủ dưới gầm cầu, hắn sống lay lắt bằng nghề bốc vác thuê. Lâu ngày không được tắm toàn thân hắn bốc mùi hôi hám. Lâu dần hắn tưởng hắn không phải là người. (Dân thành phố đăng ăn vô phúc gặp hắn đi qua là họ nôn thốc nôn tháo. Không nôn sao được vì hắn còn hôi hơn cả lũ chuột cống”. Hắn cũng chẳng phải là con vật. (Nếu là con vật hắn sẽ được người ta đem về nuôi). Hắn chẳng biết hắn thuộc loại gì, hắn là gì không quan trọng, miễn sao có cái tống vào miệng, để tiếp tục sống thêm ngày mai, ngày mai, ngày mai nữa…Lạ thật hắn sinh ra là con người cơ mà, ai đánh cắp mất cuộc đời hắn? Ai mà ác vậy chỉ vì sự ích kỷ lỡ đánh cắp cuộc đời của một con người sao.  
Ai thèm tin cái mặt hắn. Thằng đầu đường xó chợ mà lượng thiện ư? Hắn vừa mở miệng xin bất cứ công việc lương thiện nào, người ta đều từ chối thẳng thừng. “Ôi dào xã hội bây giờ lừa đảo trộm cắp như ranh, ai hơi đâu đi tin cái thằng đầu đường xó chợ không rõ nguồn gốc. Bọn đầu đường xó chợ mười thằng thì cả mười đều mất chất, không trộm cướp thì hút hít, nuôi chúng có ngày chúng kề dao vào cổ mình đòi tiền”. Người thành phố thì thầm bảo nhau từ chối hắn. Thế nhé, không phải hắn không lương thiện. Hắn muốn làm người lương thiện mà người ta đâu có cho. (Tại hắn là dân bụi đời).
Đúng lúc hắn tưởng mình sẽ chết dưới gầm cầu vì bệnh tật và đói khát thì vận may đến với hắn. Cường phá khóa mủi lòng thương hắn đêm đêm ngủ gầm cầu, cơm bữa no, bữa đói. Ờ, thì chỉ có dân bụi đời mới thương nhau. Cường cưu mang hắn trong căn nhà hai tầng mặt phố sang trọng của gã. Ở với Cường hắn được sinh hoạt theo kiểu của con người. Cường truyền nghề cho hắn; cái nghề bẻ khóa, ăn trộm, móc túi của bọn lưu manh. Ban đầu hắn thấy xấu hổ, vụ đầu tiên Cường giao cho hắn giật túi xách của một phụ nữ nhìn bề ngòai có vẻ lắm tiền đang đi trên con phố vắng. Hắn vừa giật tay hắn vừa run, tim hắn đập thình thịch. Hắn còn nói với người ta: “Cháu xin lỗi cô”. Ô hay, cướp cũng lịch sự quá ha. Hắn thấy xấu hổ, thấy nhục nhã khi làm cái nghề mạt hạng này. Nhưng rồi hắn lại nghĩ sống dưới gầm cầu hắn làm chó gì có danh dự của con người để mà mất. Người ta chẳng nhìn nhận hắn như con người, việc gì hắn phải giữ lòng tự trọng. Không có lòng tự trọng con người vẫn sống, nhưng không có tiền chỉ có nước chết. Hắn từ bỏ sĩ diện của thằng đàn ông, hắn trở thành tên lưu manh sống bằng nghề trộm cướp. Hắn nhanh chóng phất lên sau vụ đánh thuốc mê cướp tiệm vàng. Số vàng cướp được hắn tuồn ra nước ngoài bán. Có tiền, hắn mua nhà mặt phố, mua ô tô. Hắn sống lang bạt nay đây mai đó, giỏi tán gái và rất phong tình. Hắn căm ghét cuộc sống gia đình, suốt thời trai trẻ hắn không biết mùi vị của tình yêu, hắn chỉ như một cơn lốc thoảng qua cuộc đời các cô gái.
Nhà nàng ở đầu phố, nàng là ca sĩ hát trong một phòng trà nhỏ của Hà Nội, nàng đẹp và đa sầu đa cảm. Lần đầu nghe nàng hát, hắn chết lặng. Ôi, nỗi buồn ẩn sau gương mặt đẹp và cơ thể nhỏ bé kia sao mà da diết quá, y như nàng đang hát về nỗi buồn của hắn vậy. Những lời ca trong trẻo thoát ra từ miệng nàng khiến tim hắn loạn nhịp. Nó đánh thức tình yêu đã bao năm ngủ quên trong cơ thể hắn. Đêm nào hắn cũng đến phòng trà nghe nàng hát, bao giờ nàng hát xong hắn cũng tặng nàng bó hoa hồng đỏ thắm. Biết bao lần tim hắn đau buốt nhìn nàng ngồi sau chiếc xe của anh chàng người yêu đẹp trai làm phi công lái máy bay. Biết bao lần hắn phải cắn chặt môi để tiếng yêu không bật ra trước mặt nàng.
Một hôm bầu trời rất xanh nắng trắng như thủy tinh và hiền dịu hắn thấy nàng khóc. Nàng lững thững thả những bước chân vô định men theo con phố nhỏ. Chiếc váy màu hồng nhầu nhĩ, mái tóc dài của nàng rối bời. (Nàng vừa trải qua cuộc cãi vã với người yêu). “Thằng khốn, ai cho phép mày làm khổ nàng”. Hắn chửi. Mặt hắn chợt tái xám, nàng sắp đâm sầm vào chiếc ô tô ngược chiều. Hắn vội lao tới đẩy nàng sang lề đường
- ..,Á …- Sau tiếng kêu động trời, chiếc ô tô nghiền nát một chân hắn.
Vụ tai nạn biến hắn thành người tàn phế. Ngày hắn ra viện, nàng ở bên hắn đến tận khuya. Nàng ân cần bóc cam đút cho hắn. Lời yêu bấy lâu nay bị kìm nén phọt ra khỏi miệng hắn;
- Anh yêu em. – Hắn hối hả đặt tay nàng lên ngực. Hắn muốn nàng nghe rõ từng nhịp đập thổn thức trong lồng ngực hắn.
- Bọn em làm lành với nhau rồi. – Nàng rụt tay lại.
- Anh hứa sẽ mang lại hạnh phúc cho em. Hãy cho anh một cơ hội. – Hắn khẩn cầu.
- Trong tình yêu kị nhất là chữ lừa, thế mà anh lại là kẻ… – Nàng ngập ngừng.
- Em không tin anh vì anh là kẻ lừa đảo chứ gì?
-Ai mà biết được, anh có lừa tình không.
- Anh thề, anh mà lừa em thì trời tru đất diệt.
- Tình yêu không ép buộc được, em sẽ lấy người đàn ông có trái tim vàng.
Nàng đi như chạy ra khỏi nhà hắn. Nàng đi nhanh qua cuộc đời hắn như một câu hát buồn. Hắn nắm chặt chiếc khăn tay hồng nàng bỏ quên mà nghe lòng tan nát.
                                                  
                                                                   ********
Trời, hắn là thằng đáng khinh, thằng cặn bã sống bằng những đồng tiền nhơ bẩn thỉu, hắn tự nguyền rủa chính mình. Hắn từ bỏ ngôi nhà mặt phố, từ bỏ những đồng tiền cướp bóc của thiên hạ mà. Hắn vứt bỏ quá khứ tội lỗi bằng việc hiến ngôi nhà cho người ta làm trại trẻ mồ côi. Sau một đêm hắn hoàn lương, cứ như mỗi giai đoạng trong cuộc đời là một căn phòng, hết thời hạn ở phòng này thì hắn chuyển sang phong khác, nhầm nhò gì. “Tình yêu khiến hắn bị mất trí”. Người ta tưởng hắn bị điên. (Chỉ có những người không bình thường mới từ bỏ nhà cao cửa rộng trở thành kẻ thang lang). Hắn ra ở túp lều hoang ngoài bãi thao ma. Hắn chống nạng đi bán vé số và nhặt rác. Được bao nhiêu tiền hắn đem kẹo vàng. Hắn rưng rưng nước mắt nhìn số vàng lấp lánh trong tay mua bằng những đồng tiền hôi hám nhưng lương thiện, bọc trong chiếc khăn tay hồng. Khi số vàng đủ để đánh thành một trái tim vàng như ý muốn, hắn thấy hơi thở yếu, lưng còng xuống, mái tóc xơ xác bạc phơ. Mảnh gương vỡ duy nhất trong nhà cho hắn biết hắn đã trở thành một lão già, với cái cổ chảy xệ nhão nhoét, cặp mắt mờ và lão già mất dấu nàng ca sĩ phòng trà tên Ngân. Lão nhận ra quỹ thời gian của lão không còn nhiều nữa. Lão phải nhanh lên mới được, phải chạy đua với thời gian. Lão hối hả đi tìm nàng ca sĩ để tặng cho nàng trái tim vàng của lão…
                                        
                                                             ********
Lão Tằng giã từ cõi đời vào một đêm mưa gió. Trước lúc chết lão đưa chiếc khăn hồng có bọc trái tim vàng cho thằng Tèo.
- Tao cho mày, sau này mày bán đi lấy tiền đó mà học một cái nghề. Gắng làm người cho tử tế đừng có như tao.
- Nhưng nó là tình yêu của ông.
Lão tằng tắt thở. Thằng Tèo vội vã hỏi:
- Ông ơi, ông còn sống không thế?...
 Mặc cho thằng Tèo khóc lướt mướt lay gọi, lão không còn đủ thời gian để nói thêm câu nào nữa… Lão vĩnh viễn ra đi, con mèo già cũng đang hấp hối. Có lẽ nó sẽ chết trong đêm nay cùng với ông chủ của nó.
                                             
                                                            ********
Thằng Tèo đem bán cục vàng hình trái tim. Ông chủ hiệu vàng lấy làm lạ hỏi nó.
- Hình như đây là tín vật tình yêu sao cháu lại bán đi?
Thằng Tèo gạt nước mắt, nó kể lại câu chuyện tình bi thương của lão Tằng cho ông chủ hiệu vàng. Cùng lúc ấy có một đôi tình nhân đang xem nhẫn cưới. Cô gái chăm chú nghe thằng Tèo kể, một giọt nước mắt trong veo khẽ lăn xuống má. Cô gái tỉ mỉ hỏi thằng Tèo tên tuổi lão Tằng
Hôm sau trên mạng xuất hiện bài báo cảm động về tình yêu có câu kết. “Đến cuối đời gã kẻ cắp có trái tim vàng vẫn không đánh cắp được trái tim một người phụ nữ”

0 comments:

Post a Comment

domain, domain name, premium domain name for sales

Popular Posts